II. CÁC CON SỐ ĐÁNG CHÚ Ý
-Từ năm 2001-2016: có 305814 ca nuốt dị vật vào đường thở, độ tuổi từ 0-19 tuổi; trong đó dưới 5 tuổi chiếm hơn 75%.
-Ở Mỹ: năm 2020 có hơn 5000 ca tử vong do nuốt dị vật đường thở; Xấp xỉ 0.6 trẻ em tử vong trên 100000 trẻ từ 0-4 tuổi
-Độ tuổi: 80% trẻ dưới 3 tuổi, nhiều nhất từ 1-2 tuổi. Nguyên nhân: trẻ đã đi được, học khám phá xung quanh bằng cách đưa đô vật lên miệng và nuốt, tuy nhiên phản xạ phối hợp nhai và nuốt chưa thành thạo nên dễ đưa vào đường thở. Các nguyên nhân khác: thức ăn chưa hợp lý, đồ chơi nhỏ, vừa chơi vừa ăn, trẻ lớn hơn đút dị vật cho trẻ nhỏ…
-Giới: trẻ nam nhiều hơn trẻ nữ, tỉ lệ 1.5-2.5:1
III. DỊ VẬT THƯỜNG GẶP
-Đậu phộng: 36-55%
-Các loại đậu khác, hạt dưa hấu, hướng dương, bắp, đồ chơi
IV. VỊ TRÍ GIẢI PHẪU
-Thanh quản: 3%; Khí quản: 13%; Phổi phải: 60%; Phổi trái: 13%; Đoạn xa của phổi: 2%
VI. TRIỆU CHỨNG
-Hoàn cảnh khơi phát: đang ăn hoặc đang chơi với các đồ vật kích thước nhỏ.
-Hội chứng xâm nhập: đột ngột khó thở, tím tái, ho, nôn ọe và thở rít ở một trẻ trước đó khỏe mạnh
-Tùy theo vị trí, kích thước dị vật, mức độ lấp thể tích đường thở: ngưng tim, ngưng thở => tím tái, thở rít, vật vã, hoảng hốt => ho, khò khè, khó thở
VII. ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc
-Lấy dị vật càng sớm càng tốt
-Tùy theo tình trạng của em bé để có những hướng xử trí khác nhau.
Cấp cứu dị vật đường thở ngoài cộng đồng
Kỹ thuật vỗ lưng - ấn ngực ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi
-Đặt trẻ nằm sấp trên cánh tay. Dung long bàn tay phải vỗ mạnh và nhanh 5 lần giữa hai vùng xương vả vai. Sau đó lật ngửa trẻ lại nếu dị vật chưa lấy ra được và trẻ vẫn còn khó thở thì ấn ngực bằng hai ngón tay 5 lần. Có thể ấn ngực bằng một bàn tay với trẻ lớn hơn. Lặp lại nếu vẫn chưa lấy được dị vật ra tối đa 5 lần
Thủ thuật Heimlich ở trẻ lớn:
-Cấp cứu viên đứng phía sau hoặc quỳ gối tựa vào lưng trẻ, vòng hai tay ngang thắt lưng, đặt một nắm tay vùng thượng vì ngay dưới mỏn mũi kiếm xương ức, bàn tay còn lại đặt chồng lên nắm tay kia, đột ngột kéo mạnh và nhanh theo hướng từ trước ra sau, từ dưới lên trên 5 lần.
VIII. PHÒNG NGỪA
-Phòng ngừa chủ động quan trọng hơn nhiều so với phát hiện và xử trí dị vật đường thở. -Do đó, phụ huynh cần:
-Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những đồ chơi nhỏ, nhất là những trẻ dưới 3 tuổi.
-Khi trẻ chơi đùa hay ăn uống phải có người lớn theo dõi
-Mở các lớp tập huấn để hướng dẫn bố mẹ, người chăm sóc những kỹ năng hồi sức tim phổi và xử trí cấp cứu dị vật đường thở ở trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Fadel ER (2020). “Airway foreign bodies in children”, from uptodate.com
2. Bộ môn Nhi, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh. “Cấp cứu dị vật đường thở”, Thực hành lâm sàng Nhi. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, tr.84-90.