Nhân dịp chào mừng kỷ niệm 34 năm ngày thành lập Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam (26/10/1990-26/10/2024), Đảng uỷ- Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai phối hợp với Hội điều dưỡng tỉnh Đồng Nai tổ chức “Hội thi tay nghề Điều dưỡng - Kỹ thuật viên - Dược (CĐ- TH) năm 2024”.


 

Đây là hoạt động thường niên được Bệnh viện tổ chức, là dịp để các Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Dược sĩ cùng trau dồi về kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành, bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ứng xử. Và cũng là dịp kiểm tra, đánh giá toàn diện về trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Dược sĩ nhằm xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện đáp ứng với nhu cầu cung ứng dịch vụ y tế an toàn và hiệu quả, cải tiến, nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh.

Đến với Hội thi năm nay, có 251 Điều dưỡng, Kỹ thuật viên, Dược sĩ tham gia Hội thi đến từ tất cả các khoa trong Bệnh viện. Vượt qua 2 Vòng thi lý thuyết và thực hành để chọn ra 9 thí sinh xuất sắc nhất được vào vòng chung kết.

Sau gần 1 tháng tranh tài, ngày 25/6/2024 Vòng chung kết xếp hạng đã diễn ra trong sự vui vẻ và hào hứng của các thi sinh và cổ động viện. Tham gia Hội thi có sự tham dự:

1.     TS. Huỳnh Tú Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng tỉnh Đồng Nai;

2.     ThS BS.CKII Lê Anh Phong- Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai;

3.     ThS BS.CKII Nguyễn Trọng Nghĩa- Phó GĐ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai;

4.     ĐD.CKI Hồ Thị Yến- TP Điều dưỡng - Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.

Và các cổ động viên của các Khoa/Phòng trong toàn viện.

Vòng chung kết đã diễn ra hết sức khách quan và tập trung, các thí sinh đã trải qua 2 vòng thi bao gồm:

Các thí sinh tham gia bốc thăm tham gia thứ tự thi: 1, 2, 3

Vòng 1: Đại diện bốc thăm chọn đề thi (số 1,2,3). Mỗi lượt có 03 thí sinh thi, mỗi đề có 10 câu hỏi.

Vòng 2: 3 thi sinh có số điểm cao nhất sẽ được bước vào thi vòng 2. Mỗi thí sinh bốc thăm chọn chủ đề thi: 1, 2, 3 (03 đề/mỗi đề 5 câu), sau đó các thí sinh sẽ thi chung Đề tổng hợp (01 đề/10 câu) để tìm ra người thắng chung cuộc.

 

Qua hơn 03 giờ đồng hồ với Vòng thi chung kết gồm các phần thi căng thẳng, thú vị. Ban giám khảo đã làm việc công tâm, chọn được những cá nhân và tập thể xuất sắc nhất:

- Giải Tập thể Xuất sắc nhất Khối lâm sàng: Khoa Tim mạch Thận niệu và Khối cận lâm sàng: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

- Giải Nhì Tập thể Khối lâm sàng: Khoa Sơ sinh và Khối Cận lâm sàng: Khoa Xét nghiệm

- Giải Ba Tập thể Khối lâm sàng: Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc và Khối cận lâm sàng: Khoa Dược

- Giải Điểm Lý thuyết cao nhất Khối Lâm sàng: Thí sinh Ngô Thị Cảnh - Khoa Tim mạnh Thận niệu

- Giải Điểm Thực hành cao nhất Khối Lâm sàng: Thí sinh Trần Thị Minh Sang - Khoa sơ sinh

- Giải Điểm Lý thuyết cao nhất Khối Cận lâm sàng : Thí sinh Nguyễn Thị Bích Phượng – Khoa Dược

- Giải Điểm Thực hành cao nhất Khối Cân lâm sàng: Thí sinh Phạm Thị Thắm- Khoa Xét nghiệm

- Giải Nhất Hội thi Tay nghề năm 2024: Thí sinh Trần Thị Quế Chi - Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc 

- Giải Nhì: Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc – Khoa Tim mạch Thận niệu

- Giải Ba: Thí sinh Ngô Thị Cảnh – Khoa Tim mạch Thận niệu   

- Giải Khuyến khích: Thí sinh Nguyễn Thị Lan Hương; Nguyễn Thị Đông Nghi – Khoa Hồi sức tích cực Chống độc     

Hội thi đã diễn ra thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cám ơn sự quan tâm của Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam, Hiệp hội Điều dưỡng tỉnh Đồng Nai, Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện và quý đồng nghiệp đã tham gia và cổ vũ nhiệt tình, đặc biệt là sự nỗ lực xuất sắc của các thí sinh.          

Một số hình ảnh Vòng thi Chung kết:

TS. Huỳnh Tú Anh – Phó chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng Việt Nam,

Chủ tịch Hiệp hội Điều dưỡng tỉnh Đồng Nai phát biểu chỉ đạo tại Hội thi Tay nghề

ThS BS.CKII Nguyễn Trọng Nghĩa- Phó GĐ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

phát biểu tại Hội thi Tay nghề năm nay

ĐD.CKI Hồ Thị Yến - TP Điều dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai

thông qua thể lệ Vòng thi chung kết Hội thi Tay nghề

Hình ảnh 9 thí sinh xuất sắc nhất tham dự Vòng thi chung kết Hội thi Tay nghề

Giải Nhất Hội thi Tay nghề năm 2024: Thí sinh Trần Thị Quế Chi - Khoa Hồi sức tích cực Chống độc

Giải Nhì: Thí sinh Nguyễn Thị Ngọc – Khoa Tim mạch Thận niệu

 

Giải Ba: Thí sinh Ngô Thị Cảnh – Khoa Tim mạch Thận niệu

Giải Khuyến khích: Thí sinh Nguyễn Thị Lan Hương; Nguyễn Thị Đông Nghi – Khoa Hồi sức tích cực Chống độc

Giải thưởng phụ Khối Lâm sàng: Thí sinh Ngô Thị Cảnh – Điểm lý thuyết cao nhất; Thí sinh Trần Thị Minh Sang – Điểm thi thực hành cao nhất 

Giải thưởng phụ Khối Cận lâm sàng: Thí sinh Nguyễn Thị Bích Phượng – Điểm lý thuyết cao nhất; Thí sinh Phạm Thị Thắm – Điểm thi thực hành cao nhất

Giải Tập thể Xuất sắc nhất Khối lâm sàng: Khoa Tim mạch Thận và Khối cận lâm sàng: Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

 

Giải Nhì Tập thể Khối lâm sàng: Khoa Sơ sinh và Khối cận lâm sàng: Khoa Xét nghiệm

Giải Ba Tập thể Khối lâm sàng: Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc và Khối cận lâm sàng: Khoa Dược

 

Tặng quà cho 9 thí sinh có thành tích cao tại Hội thi tay nghề 2024

Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong cho trẻ em hàng năm ở Việt Nam và trên thế giới. Theo thống kê của Cục Trẻ em, tử vong do đuối nước ở nước ta trong năm 2021 là 1990 trẻ,đây là một con số rất lớn và là một điều rất đáng tiếc


Theo Viện Chiến Lược và Chính Sách Y Tế cho biết tử vong do ngạt nước chiếm tỉ lệ 59% các tai nạn ở trẻ em. Nguyên nhân ngạt nước chủ yếu ở trẻ là do té ngã xuống ao hồ, tắm sông hoặc đâm đầu vào các lu, khạp, xô đựng nước.

 

SƠ CỨU TRẺ BỊ NGẠT NƯỚC NHƯ THẾ NÀO?
- Gọi thêm người đến hỗ trợ cấp cứu và gọi trung tâm cấp cứu lưu động.
- Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước. Giữ đầu thấp hơn ngực để giảm lượng nước hít vào phổi.
- Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí. Cởi bỏ quần áo ướt, quấn trẻ lại với khăn khô hoặc mền để tránh mất nhiệt.
- Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở hay không bằng cách quan sát sự di động của lồng ngực:
+ Nếu lồng ngực không di động tức là trẻ ngưng thở:
* Nên nhớ “thời gian cấp cứu tính bằng giây”.
* Nhanh chóng làm thông thoáng đường hô hấp (cho trẻ nằm đầu hơi ngửa, lấy dị vật ở miệng do trẻ nuốt) và tiến hành hồi sức cơ bản ngay với 2 hơi thổi ngạt, sau đó tiếp tục với 30 lần ấn ngực và 2 lần thổi ngạt, lập lại đến khi trẻ hồi phục hoặc nhân viên cứu hộ tới.
* Nếu nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ phải cố định cột sống cổ (tránh ngửa đầu) cho đến khi loại trừ.
* Hồi sức cơ bản phải được tiến hành tiếp tục trên đường vận chuyển.
+ Nếu trẻ còn tự thở:
* Hãy đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng một bên, đầu hơi ngửa để chất nôn dễ thoát ra ngoài.
* Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên trẻ tấm chăn hoặc khăn khô.
- Tất cả những trẻ ngạt nước cần phải được đưa đến cơ sở y tế điều trị và phát hiện biến chứng kịp thời.Vì sau khi bị ngạt nước , trẻ có thể bị viêm phổi.

 

NHỮNG VIỆC KHÔNG NÊN LÀM
- Không nên lôi trẻ quá xa vì làm mất thời gian cấp cứu.
- Không nên xốc nước vì lượng nước chảy ra khi xốc nước không phải từ phổi mà từ đường tiêu hóa, lượng nước vào phổi rất ít. Hành động xốc nước không giúp ít gì cho trẻ mà còn làm chậm thời gian sơ cứu.
- Không nên hơ lửa, lăn lu vì dễ làm bỏng trẻ, gây dãn mạch làm giảm tưới máu cơ quan và mất thời gian cấp cứu.
CHÚNG TA LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRẺ BỊ NGẠT NƯỚC?
- Không để trẻ nhỏ ở nhà 1 mình.
- Đậy kín các vật chứa nước trong nhà.
- Không cho trẻ chơi gần ao, hồ, sông, rạch...
- Không cho trẻ bị động kinh tắm sông, hồ, bơi lội.
- Cần cho trẻ mặc áo phao khi xuống hồ bơi hoặc khi ở trên tàu thuyền. Lưu ý kích thước áo phao phải vừa vặn với trẻ.
- Luôn có người lớn giám sát khi trẻ có hoạt động liên quan đến nước.
- Cần hướng dẫn trẻ tập bơi đúng cách.
- Bạn và những người xung quanh cần biết Kỹ năng sơ cứu hồi sức tim phổi khi có trẻ bị ngạt nước.

Page 22 of 161

LIÊN KẾT

     

      

benhvien8