TTGDSK – NHÂN TUẦN LỄ NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

Hưởng ứng tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường (12-17/05), lúc 10 giờ ngày 16/05/2017Phòng CTXH – QHCC Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã tổ chức buổi Truyền thông giáo dục sức khỏe với chủ đề: “Bệnh Tay chân miệng” tại Khoa Bệnh nhiệt đới. Báo cáo viên: BS CKI Nguyễn Thanh QuyềnPhó khoa Bệnh nhiệt đới.

BS CKI Nguyễn Thanh QuyềnPhó khoa Bệnh nhiệt đới

đang TTGDSK: “Bệnh Tay chân miệng

Theo BS Quyền,Tay chân miệng là một bệnh nhiễm vi rút cấp tính, lây truyền quađường tiêu hóa. Bệnh thường gặp ở trẻ em và có khả nănggây thành dịch lớn. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Dấu hiệu điển hình của Bệnh Tay chân miệng là phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng, trong lòng bàn tay, lòng bàn chân…Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, viêm cơ tim…có thể gây ra tử vong cho trẻ.Tuy nhiên, cũng có những trẻ mắc bệnh nhưng không có những dấu hiệu điển hình như trên. Đây là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của trẻ, vì vậy quý phụ huynh cần phải chú ý để phát hiện các dấu hiệu như: trẻ dễ giật mình, hoảng hốt, run chi, đi loạng choạng, co giật, nôn ói nhiều, sốt cao... Khi có các biểu hiện trên đây, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.Bệnh Tay chân miệng hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, việc điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng như: giảm đau, hạ sốt, tránh làm nhiễm trùng các bóng nước... Nên cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng, cho ăn thức ăn lỏng, mềm, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả; và điều quan trọng nhất là không cạy vỡ các bóng nước để tránh nhiễm trùng...

Một số hình ảnh về BệnhTay chân miệng.

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin phòng bệnh, vì vậy quý phụ huynh cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh sau: thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ, dạy trẻ không cho đồ chơi vào miệng.Ngoài ra, người trực tiếp chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh tay bằng xà phòng, nhất là khi vừa đi vệ sinh, trước và sau khi nấu ăn, cho trẻ ăn… Trường hợp đã có trẻ mắc bệnh thì cần phải cách ly trẻ (thường ít nhất là 7 ngày).

Theo BS Quyền, Bệnh Tay chân miệng gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía nam, bệnh có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như: đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung... là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh, đặc biệt là trong các đợt bệnh bùng phát. Quý phụ huynh cần theo dõi sát trẻ để phát hiện bệnh sớm. Phải bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, nhằm nâng cao thể trạng, giữ vệ sinh cá nhân là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu.

CN Hồ Thị Thanh Thuận

T3G P. CTXH

Đánh giá bài này
(1 Bình chọn)
Bệnh Viện Nhi Đồng Đồng Nai

Tập thể nhân viên Bệnh viện Nhi Đồng tỉnh Đồng Nai, với tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề, và chuyên môn cao sẵn sàng phục vụ các bệnh nhi.

Mọi thông tin xin liên hệ:
Email: info@benhviennhidongnai.org.vn
Số điện thoại: 02513.891500

LIÊN KẾT

     

      

benhvien8