Hiện nay, rắn cắn và rắn độc cắn vẫn còn là một vấn đề sức khỏe chưa được chú trọng trong cộng đồng. Nọc độc rắn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng và để lại nhiều di chứng xấu cho nạn nhân nếu không được sơ cấp cứu và điều trị kịp thời.

Nhằm cung cấp cho người dân những kiến thức cơ bản về sơ cứu khi bị rắn cắn; lúc 10 giờ ngày14/03/2019, T3G Phòng CTXH – QHCC Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã tổ chức buổi Truyền thông Giáo dục sức khỏe với chủ đề: “Sơ cứu nạn nhân bị rắn cắn”. Báo cáo viên: ThS BS Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực-Chống độc.

Tại buổi truyền thông, BS Nghĩa đã chia sẻ với thân nhân bệnh nhi cách phân biệt các loại rắn độc và rắn lành dựa vào: màu sắc, hình thể, móc độc… Ở Việt Nam hiện có các loại rắn độc như: hổ mèo, hổ chúa, hổ đất, cạp nong, rắn lục xanh, lục xanh đuôi đỏ, chàm quạp…BS Nghĩa còn hướng dẫn thân nhân bệnh nhi cách sơ cứu khi bị rắn cắn như: giúp nạn nhân nằm yên; đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc; rửa sạch vết thương; hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân khó thở và đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Bs Nghĩa cũng lưu ý, để tránh vết thương do rắn cắn lan rộng, không nên tự ý dùng các phương pháp như: đắp lá thảo mộc; sử dụng các loại thuốc dân gian, cổ truyền; chữa mẹo…và quan trọng là không rạch, nặn, hút nọc độc của rắn.

Để phòng ngừa rắn cắn, phụ huynh không nên cho trẻ leo cây, vì rắn lục có thể núp trong các tàng lá tấn công trẻ bất ngờ. Khi đi trên cỏ rậm hoặc vườn cây có nhiều lá khô, mọi người nên mang giày ống cao và mặc quần dài phủ ra ngoài giày nhằm đề phòng rắn cắn…

T.D – Phòng CTXH

Chỉnh sửa lần cuối vào Tuesday, 18 June 2019 14:03
Đánh giá bài này
(0 bình chọn)
Bệnh Viện Nhi Đồng Đồng Nai

Tập thể nhân viên Bệnh viện Nhi Đồng tỉnh Đồng Nai, với tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề, và chuyên môn cao sẵn sàng phục vụ các bệnh nhi.

Mọi thông tin xin liên hệ:
Email: info@benhviennhidongnai.org.vn
Số điện thoại: 02513.891500

LIÊN KẾT

     

      

benhvien8