1/ Cập nhật điều trị và quản lý bệnh Thalassemia
Báo cáo viên: PGS TS BS Huỳnh Nghĩa Bệnh viện Truyền máu–Huyết học, Thành phố Hồ Chí Minh.
2/ Đề kháng kháng sinh
Báo cáo viên: BS CKI Ngô Kim Khánh, Khoa Tổng hợp BV NĐĐN
3/ Vật lý trị liệu hô hấp – Giải quyết ứ đọng đàm nhớt
Báo cáo viên: CNVLTL Phạm Thị Kim Huệ, Khoa VLTL-PHCN-YHCT BV NĐĐN
Đến tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện của:
1- Ths BS CKII Nguyễn Lê Đa Hà – Giám đốc BV NĐĐN
2- TS BS Nguyễn Trọng Nơi – Phó Giám đốc BV NĐĐN
3- BS CKI Nguyễn Thị Thúy Nga - Phó Giám đốc BV NĐĐN
Cùng sự hiện diện của các Bác sỹ, Dược sỹ, Cử nhân đang công tác tại bệnh viện và các Bác sỹ đến từ các đơn vị bạn.
PGS TS BS Huỳnh Nghĩa Bệnh viện Truyền máu–Huyết học
Mở đầu buổi Hội thảo là phần trình bày của PGS TS BS Huỳnh Nghĩa về: “Cập nhật điều trị và quản lý bệnh Thalassemia”. Dựa trên những kết quả thực tế BS Huỳnh Nghĩa đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề thiếu máu và bệnh Thalassemia. Nhằm giúp cho việc chẩn đoán xác định của một ca thiếu máu trên lâm sàng, BS Nghĩa đã chỉ ra những xét nghiệm cần lựa chọn đầu tiên để tìm căn nguyên của bệnh trong từng trường hợp như: Thiếu máu thiếu sắc, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc hay trường hợp thiếu máu nặng, hồng cầu nhỏ bình sắc… Vấn đề điều trị và quản lý bệnh Thalasssemia đã được nêu ra trong buổi hội thảo như: Khi nào bắt đầu truyền máu? Làm cách nào để đảm bảo an toàn truyền máu? Làm thế nào để thiết lập được một phác đồ truyền máu phù hợp nhất?...
Theo BS Nghĩa, bệnh nhân Thalasssemia nên được truyền hồng cầu lắng có thời gian lưu trữ dưới 7 ngày là tốt nhất, đây là điều kiện thách thức đối với nghành truyền máu của cả nước. Một vấn đề khác cũng được quan tâm trong buổi hội thảo như: điều trị quá tải sắt và ghép máu cuốn rốn.
BS CKI Ngô Kim Khánh, Khoa Tổng hợp BV NĐĐN
Với chủ đề: “Cập nhận thông tin về Tình hình đề kháng kháng sinh và các hoạt động chống kháng thuốc”, BS Khánh đã trình bày về cơ chế đề kháng kháng sinh, nguyên nhân làm gia tăng đề kháng kháng sinh của vi sinh vật và tình hình kháng kháng sinh tại Việt Nam. Như chúng ta đã biết, hiện nay kháng kháng sinh không phải là vấn đề mới, nó đã trở nên nguy hiểm, cấp bách, đòi hỏi phải có sự nổ lực tổng hợp của toàn xã hội. Tại Việt Nam, hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đang phải đối mặt với tốc độ lan rộng các vi khuẩn kháng với nhiều loại kháng sinh. Theo WHO: “Không hoạt động hôm nay thì ngày mai không còn thuốc để sử dụng”, hãy xem đây là một lời cảnh báo, một khẩu hiệu mà chúng ta cần thực hiện.
“Vật lý trị liệu hô hấp – Giải quyết ứ đọng đàm nhớt” là chủ đề mà Cử nhân Vật lý trị liệu Phạm Thị Kim Huệ đã trình bày tại hội thảo. Thời gian qua, tại BV NĐĐN Vật lý trị liệu hô hấp đã hổ trợ rất nhiều cho lâm sàng, nhất là giải quyết những trường hợp tắc nghẽn đường hô hấp do ứ đọng đàm nhớt ở trẻ, trường hợp này rất thường gặp trong các dạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (Viêm hô hấp trên, Viêm tiểu phế quản, Viêm phổi …).
Hoạt động này nằm trong Kế hoạch đào tạo Y khoa liên tục tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai theo thông tư của Bộ Y tế về việc hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế.
Thanh Thuận