1. Tiêm chủng và những câu hỏi thường gặp của các bà mẹ
Báo cáo viên (BCV): BS CKI Ngô Kim Khánh (K. KBVĐTTN)
2. Bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh
BCV: BS Nguyễn Văn Tiến (K. Mắt)
3. Chẩn đoán hình ảnh một số bệnh lý cấp cứu bụng không do chấn thương ở trẻ em. BCV: BS Vi Văn Trường (TK. CĐHA)
Đến tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện củaTS BS Nguyễn Trọng Nơi – Phó Giám đốc BV.Cùng các Bác sỹ, Dược sỹ, Cử nhân đang công tác tại BV NĐĐN.
Kể từ khi văc xin ra đời loài người thực sự có được một loại vũ khí sắc bén nhất, hữu hiệu nhất để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Đến nay đã có khoảng 30 bệnh truyền nhiễm có vắc xin phòng bệnh, khoảng 190 quốc gia đã đưa văc xin vào sử dụng phổ cập cho người dân, và tiêm chủng thực sự có vai trò rất lớn đối với toàn xã hội.
BS Khánh trình bày chuyên đề: “Tiêm chủng và những câu hỏi thường gặp của các bà mẹ”
Với chủ đề: “Tiêm chủng và những câu hỏi thường gặp của các bà mẹ”, BS Khánh đã có những chia sẻ về chương trình TCMR ở Việt Nam và thành tựu, chi tiết hơn với hướng dẫn lịch tiêm chủng ở trẻ em và khoảng cách các liều vắcxin, các bước thực hiện đối với một trường hợp tiêm chủng: khám sàng lọc, chỉ định và tư vấn, theo dõi sau tiêm chủng… BS Khánh còn lưu ý một số chống chỉ định tiêm chủng, hoãn tiêm hoặc trường hợp hoãn tiêm khác theo hướng dẫn của NSX (ngoài những chống chỉ định theo qui định an toàn tiêm chủng). Chia sẻ những thắc mắc của các bà mẹ qua những câu hỏi thực tế: Sự khác nhau giữa tiêm chủng mở rộng và tiêm dịch vụ? Có thể trì hoãn tiêm vắc xin? Và trì hoãn được bao lâu? Nên tiêm vắc xin vào buổi sáng hay chiều? Nếu đã bị lỡ mũi tiêm chủng, bé có cần phải được tiêm lại từ đầu không?…
Chuyên đề: “Bệnh lí võng mạc trẻ sinh non (Retinophathy Of Prematurity: ROP)” do BS Nguyễn Văn Tiến trình bày. Sự phát triển võng mạc bất thường ở trẻ sinh non, yếu tố nguy cơ (tuổi thai lúc sinh < 32 tuần, cân nặng < 1500 gr), các bệnh phối hợp khác của trẻ... Phân loại ROP theo giai đoạn và hình ảnh một số dạng đặc biệt: Bệnh dấu cộng, Rop hung hãn và các biến chứng muộn của Rop
BS Tiến trình bày chuyên đề: “Bệnh lý võng mạc ở trẻ sơ sinh”
Như chúng ta đã biết, một số bệnh lý cấp cứu bụng nhi khoa tiến triển khó lường bởi triệu chứng đa dạng và phức tạp, cần phải chẩn đoán sớm và chính xác để có hướng điều trị phù hợp, vì vậy phải nhờ đến vai trò của siêu âm. Trong cấp cứu bụng ngoại khoa, siêu âm thường được chỉ định trước tiên do cung cấp nhanh, nhiều thông tin và không phơi nhiễm tia X. Tuy nhiên, có một số vấn đề mà các BS cần lưu ý trên kết quả siêu âm với thực tế thăm khám lâm sàng và minh họa một số trường hợp kèm hình ảnh cụ thể.
BS Trường trình bày chuyyên đề:
“Chẩn đoán hình ảnh một số bệnh lý cấp cứu bụng không do chấn thương ở trẻ em”
Sau phần trình bày của các báo cáo viên là phần thảo luận. Một số câu hỏi được đặt ra xoay quanh nội dung của 3 chuyên đề và đều được các báo cáo viên trả lời thỏa đáng. Thông qua buổi hội thảo, các BS đã có dịp trao đổi những thông tin đặc thù của từng khoa, cùng hướng xử trí và điều trị của từng chuyên khoa nhằm hổ trợ chẩn đoán và trả lời thân nhân bệnh nhi.
CN Hồ Thị Thanh Thuận
T3G P. CTXH