1. Dị tật thận niệu quản đôi 2 bên.
Báo cáo viên: BS CKII Vũ Công Tầm – Trưởng khoa PT GMHS.
2. Đau đầu ở trẻ.
Báo cáo viên: BS CKII Nguyễn Thị Tuyết Anh - Trưởng khoa HHTK.
Tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện củaTS BS Nguyễn Trọng Nơi - Phó Giám đốc BV NĐĐN; cùng các Bác sỹ, Dược sỹ, Cử nhân, ĐDT các khoa, phòng đang công tác tại BV NĐĐN.Các bác sỹ đang công tác tại các bệnh viện trong tỉnh, Trung tâm Y tế; các BS công tác trong lĩnh vực Nhi khoa cũng đến tham dự buổi hội thảo.
Theo BS Tuyết Anh, đau đầu là triệu chứng thường gặp ở trẻ em; chiếm 10% trong độ tuổi 5-15 tuổi và là nguyên nhân chính của việc trẻ phải nghỉ học. Phần lớn đau đầu là nguyên phát, lành tính, bao gồm đau đầu Migraine, đau đầu Căng cơ, đau đầu Cụm. Hiếm khi đau đầu là biểu hiện đơn độc của một bệnh nghiêm trọng. Trong đó, đau đầu Migraine chiếm 75% các cơn đau đầu. Lưu ý Migraine có thể gặp ở trẻ rất nhỏ, các trẻ này có thể không biết kêu đau. Thay vào đó, trẻ có những cơn nôn ói, sau đó là thay đổi hành vi (kích thích, mệt mỏi)… Bên cạnh đó, đau đầu Căng cơ (Tension – type headaches.tth) cũng thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh có tính chất đau nhẹ đến trung bình, ít có triệu chứng đi kèm; không ảnh hưởng đến sinh hoạt nên thường bỏ sót chẩn đoán. BS Tuyết Anh còn lưu ý: tuy đau đầu là triệu chứng thường gặp ở trẻ em, nhưng u não là nguyên nhân hiếm gặp. 50-70% trẻ u não có đau đầu; các u hố sau hầu như luôn có đau đầu.
“Dị tật thận niệu quản đôi 2 bên” là chuyên đề do BS Tầm trình bày trên một bệnh án cụ thể từ thực tế trên lâm sàng. Bệnh nhi nữ, sinh năm 2015, cư trú tại Bạc Liêu; đã điều trị tại Khoa Tim mạch thận niệu; kết quả siêu âm: thận bên phải và trái dạng thận đôi, hai niệu quản cực trên ứ nước độ III, niệu quản dãn toàn bộ đường kính khoảng 12mm, có hình ảnh lồi vào trong lòng bàng quan. Theo BS Tầm, thận niệu quản đôi (TNQĐ) hay niệu quản đôi là dị dạng khối thận có 2 bể thận và 2 niệu quản. TNQĐ hoàn toàn có 2 mầm niệu quản xuất phát từ ống Wolf nhập vào hậu thận biệt hóa thành 2 bể thận; TNQĐ không hoàn toàn chỉ có 1 mầm niệu quản bị phân nhánh. Với trường hợp dị dạng trên đã có sự phối hợp điều trị giữa Khoa Tim mạch thận niệu, Khoa Huyết học thần kinh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh cùng các đồng nghiệp Khoa Ngoại tổng quát đã cộng tác điều trị bệnh nhi thành công.
Buổi hội thảo đã cung cấp những cập nhật mới, chia sẻ kinh nghiệm điều trị lâm sàng cho các bác sỹ chuyên ngành Nhi.
Thanh Thuận
T3G P. CTXH