1/Sàng lọc kháng thể bất thường trong truyền máu.
Báo cáo viên: CN Hồ Kim Loan – TK Xét nghiệm.
2/Tắc ruột sơ sinh.
Báo cáo viên: ThS BS Chu Văn Lai – Phó Khoa Ngoại tổng hợp.
Tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện của TS BS Nguyễn Trọng Nơi - Phó Giám đốc BV NĐĐN; ThS BS Lê Anh Phong - Phó Giám đốcBVNĐĐN; cùng các Bác sỹ, Dược sỹ, Cử nhân, ĐDT các khoa, phòng đang công tác tại BV NĐĐN. Các bác sỹ công tác tại các bệnh viện trong tỉnh, Trung tâm Y tế, các BS công tác trong lĩnh vực Nhi khoa cũng đã đến tham dự buổi Hội thảo.
ThS BS Chu Văn Thiện – TP ĐT NCKH CĐT phát biểu khai mạc buổi Hội thảo
Như chúng ta đã biết, máu rất cần cho cấp cứu, điều trị và phát triển kỹ thuật trong y học mà cho đến nay vẫn chưa có thuốc nào thay thế được. Truyền máu chính là sự xâm nhập của kháng nguyên vào cơ thể. Do đó, sự xuất hiện những phản ứng miễn dịch không mong muốn chống lại hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các protein trong máu là điều tất yếu. Do vậy, việc sinh kháng thể bất thường ở bệnh nhân đã truyền máu là điều khó tránh khỏi và đặc biệt là bệnh nhân đã truyền máu nhiều lần.Vì vậy, để bảo đảm an toàn truyền máu về mặt miễn dịch cho bệnh nhân thì nên làm xét nghiệm Kháng thể bất thường (KTBT) trước khi truyền máu. Theo CN Loan, sự phát triển của một hay nhiều kháng thể chuyên biệt đối với hồng cầu là một biến chứng thường gặp của việc truyền máu lâu dài. Điều quan trọng là theo dõi sự phát sinh KTBT ở người bệnh và không sử dụng những túi máu người cho có kháng nguyên tương ứng.
Hiện tại, BV NĐĐN thực hiện sàng lọc kháng thể bất thường bằng Phương pháp Scangel/gelcard. Khi phát hiện và định danh được kháng thể thì có thể tìm được túi máu phù hợp; sẽ đảm bảo truyền máu an toàn hiệu quả cho người bệnh; giúp hạn chế tai biến truyền máu, hạn chế đều trị thải sắt, giảm số lần vào viện, số lần truyền máu và nâng cao hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
CN Hồ Kim Loan – TK Xét nghiệm
Tắc ruột sơ sinh là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp trong lĩnh vực ngoại nhi, và là đề tài do ThS BS Chu Văn Lai – Phó Khoa Ngoại tổng hợp trình bày. Theo BS Lai, bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh, trong 15 ngày đầu sau sinh. Bệnh gây nên các trở ngại liên quan đến đường tiêu hóa, dẫn đến hạn chế sự phát triển của trẻ. Bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh nếu không điều trị kịp thời và triệt để, phần ruột bị tắc có thể chết, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến trẻ về sau.Vì vậy, trước một trường hợp sơ sinh có các dấu hiệu lâm sàng gợi ý tắc ruột, bác sĩ lâm sàng cần chỉ định chẩn đoán hình ảnh để giúp trả lời ba câu hỏi quan trọng: Có ruột thừa không? Vị trí tắc ở đâu? Nguyên nhân tắc là gì?. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng: Phim bụng không sửa soạn (Kidney-Ureter-Bladder film – KUB film), Phim chụp dạ dày – trực tràng cản quang (Upper Gastrointestinal series – UGI series), Phim chụp đại tràng cản quang (Contrast Enema – CE) và Siêu âm. Qua phần trình bày của BS Lai, có 8 hình ảnh trên phim KUB, 4 hình ảnh trên UGI series và 4 hình ảnh trên CE; trong đó, UGI series ở trẻ sơ sinh nghi ngờ Tắc ruột trên lâm sàng là một xét nghiệm cấp cứu, mục đích là xác định hay loại trừ Xoắn ruột/Ruột xoay bất toàn; và CE vừa là phương tiện để chẩn đoán, vừa là phương tiện để điều trị. Vì vậy, cần có sự phối hợp giữa các Khoa lâm sàng: Cấp cứu + Hồi sức Sơ sinh + Ngoại tổng hợp và Khoa Chẩn đoán hình ảnh trong việc chẩn đoán và điều trị Bệnh tắc ruột ở trẻ sơ sinh.
Thanh Thuận
T3G P. CTXH