1. Sâu răng và giải pháp phòng ngừa
Báo cáo viên: BS CKI Trần Thị Bảo Thu – Phó Khoa Răng Hàm Mặt.
2. Nhiễm Helicobacter ở trẻ em
Báo cáo viên: BS CKI Nguyễn Thị Thanh Bình – Khoa Tổng hợp.
Tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện của:
- • TS BS Nguyễn Trọng Nơi - Phó Giám đốc BV NĐĐN
- • ThS BS Chu Văn Thiện – Trưởng phòng ĐT-NCKH-CĐT
Cùng các Bác sỹ, Dược sỹ, Cử nhân, ĐDT các khoa đang công tác tại BV NĐĐN.
Theo BS Thu, sâu răng xảy ra khi lớp men bảo vệ răng bị ăn mòn bởi axít và vi khuẩn. Sau một thời gian, vi khuẩn tích tụ trong miệng sẽ hình thành một chất dính được gọi là mảng bám. Mỗi lần chúng ta ăn đường hoặc thực phẩm nhiều tinh bột, mảng bám sẽ dần trở nên cứng hơn tạo thành vôi răng.
Vi khuẩn trong mảng bám, hay vôi răng sản xuất ra một loại axit hủy hoại phần khoáng (chất cứng bên ngoài của men răng); việc này tạo nên những phần mềm, hoặc lỗ hổng trên răng, được gọi là lỗ sâu.
BS Thu còn chia sẻ phương pháp hữu hiệu và đơn giản nhất để phòng sâu răng là ngăn ngừa sự hình thành của mảng bám. Đó là lý do vì sao việc chăm chỉ giữ gìn thói quen chăm sóc răng miệng là hết sức quan trọng, như: sử dụng kem đánh răng có florua,sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước súc miệng…Áp dụng tất cả những biện pháp trên, cộng với việc đi kiểm tra răng thường xuyên sẽ giúp răng bạn luôn chắc khỏe và không bị sâu.
“Nhiễm Helicobacter ở trẻ em” là chuyên đề do BS CKI Nguyễn Thị Thanh Bình trình bày.
BS Bình còn chia sẻ về tình hình nhiễm HP trên thế giới (Helicobacter Foundation website: www.helico.com) và trình bày về Phương thức xây dựng khuyến cáo của ESPGHAN & NAPSGHAN dựa trên y học bằng chứng về điều trị nhiễm HP ở trẻ em.
Buổi hội thảo với những chuyên đề gần gũi và cập nhật những thông tin mới đã hỗ trợ điều trị cho các bác sỹ lâm sàng.
Thanh Thuận
T3G P.CTXH