Tim bẩm sinh là bệnh có mối nguy hại nhất trong các bệnh về tim mạch ở trẻ.Triệu chứng của bệnh và cách chăm sóc là một trong những vấn đề đang được các bậc phụ huynh quan tâm, khi con em mình mắc phải căn bệnh này. Bởi đây được xem là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong ngay từ khi mới sinh. 

Trước nhu cầu đó, lúc 10 giờ ngày 22/09/2017 – T3G Phòng Công tác xã hội Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã tổ chức buổi Truyền thông giáo dục sức khỏe tại Khoa Tim mạch thận niệu với chủ đề: “Chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh”. Báo cáo viên: BS Lê Hoàng Phong.

BS Phong TTGDSK chủ đề: “Chăm sóc trẻ bị bệnh tim bẩm sinh” tại K. TMTN.

Nhằm tránh cho các bậc phụ huynh bớt lo lắng về căn bệnh này, BS Phong đã lưu ý về nguyên nhân của bệnh: Tại sao trẻ bị tim bẩm sinh? Các bệnh tim bẩm sinh thường gặp? Hướng điều trị và cách chăm sóc trẻ khi bị bệnh… chi tiết hơn trong việc hướng dẫn chăm sóc: cách chăm sóc chung, tái khám định kỳ theo hẹn, uống thuốc theo toa, chủng ngừa đầy đủ… Lưu ý chăm sóc về hô hấp: tránh cho trẻ tiếp xúc nguồn bệnh, hạn chế trẻ tiếp xúc với nhiều người lạ, không cho trẻ ăn uống chung với người khác, giữ ấm trẻ khi trời lạnh, đầu để cao khi cho ăn, bú; chia nhỏ bữa ăn để tránh hít sặc… Chế độ ăn cho trẻ cần đầy đủ các thành phần dinh dưỡng: đạm, béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Chú ý bổ sung: sắt, vitamin, calcium, rau, trái cây cho trẻ nhằm hạn chế táo bón...Việc chăm sóc răng miệng cũng được BS lưu ý. Nên chải răng sau khi bú/ăn và trước khi đi ngủ bằng bàn chải mềm, không nên bú sữa, nuớc trái cây khi đang ngủ và cần báo với BS nha khoa về bệnh lý tim khi cần nhổ răng cho trẻ. Vậy trẻ bị tim bẩm sinh có cần hạn chế vận động không?đa số không cần. Một số bệnh tim nặng có suy tim hay tim bẩm sinh tím chưa thể phẫu thuật sẽ được tư vấn hạn chế vận động. Chính vì vậy mà khi đã tìm thấy những dấu hiệu của bệnh thì cần sớm có biện pháp can thiệp, theo dõi và chữa trị kịp thời để tránh hậu quả khôn lường về sau. Hầu hết trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh có thể sinh hoạt hay vui chơi bình thường, chỉ trừ một số hoạt động đòi hỏi gắng sức nhiều hoặc các môn thể thao mang tính chất thi đấu đối kháng. Trong thực tế, trẻ được động viên tham gia vào các hoạt động thể chất để giúp cho trái tim thích nghi tốt và trẻ có thể tận hưởng cuộc sống. Trẻ có thể tham gia vào một số hoạt động có lợi cho sức khoẻ như bơi, đi xe đạp, chạy, nhảy dây và chơi cầu lông

BS Ly Ly – TK TMTN đang siêu âm tim cho trẻ

Hiện tại, Phòng khám Tim mạch Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hoạt động vào ngày thứ tư, thứ năm hằng tuần và thực hiện siêu âm tim (do các bác sỹ tim mạch được đào tạo từ tuyến trên). Khi điều trị bệnh nhi sẽ có hồ sơ theo dõi kèm sổ hẹn tái khám định kỳ. Trường hợp trẻ cần phẩu thuật, các BS tại khoa TMTN có thể giúp liên hệ cho trẻ chuyển đến các Trung tâm phẫu thuật tim tại TP HCM như: Viện tim, Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, BV Đại học Y dược, BV Nhân dân Gia Định hay BV Hoàn Mỹ… là những nơi có thực hiện phẫu thuật tim rất tốt.

Trẻ bị tim bẩm sinh vẫn có thể sinh hoạt, học tập bình thường như các trẻ khác; tuy nhiên tất cả trẻ mắc bệnh này cần được chăm sóc kỹ lưỡng và đúng cách để có sức khỏe tốt. Vì vậy phụ huynh có vai trò rất lớn trong việc phối hợp cùng với ngành y trong việc điều trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ.

CN Hồ Thị Thanh Thuận

T3G  P.CTXH

Đánh giá bài này
(2 bình chọn)
Bệnh Viện Nhi Đồng Đồng Nai

Tập thể nhân viên Bệnh viện Nhi Đồng tỉnh Đồng Nai, với tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề, và chuyên môn cao sẵn sàng phục vụ các bệnh nhi.

Mọi thông tin xin liên hệ:
Email: info@benhviennhidongnai.org.vn
Số điện thoại: 02513.891500

LIÊN KẾT

     

      

benhvien8