Quang cảnh buổi truyền thông
Như chúng ta đã biết, ở Việt Nam chương trình tiêm chủng mở rộng được triển khai trên toàn quốc từ năm 1985. Sau hơn 30 năm thực hiện, chương trình này đã làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây nên.
Theo BS Khánh, trẻ em có thể mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, sởi, viêm gan B...; do trẻ nhỏ chưa đủ sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Vì vậy, thân nhân bệnh nhi cần chủ động trong việc đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để kịp thời phòng bệnh cho trẻ. Đồng thời, phụ huynh cũng cần phối hợp với nhân viên y tế trong việc cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng thuốc của trẻ. Bên cạnh đó, BS Khánh còn thông tin đến quý phụ huynh về các loại vaccin trong chương trình tiêm chủng mở rộng và các mũi vaccin dịch vụ theo từng độ tuổi của trẻ hiện đang thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.
Tại buổi truyền thông, thân nhân bệnh nhi đã đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến việc theo dõi trẻ sau tiêm chủng, những trường hợp trẻ phải trì hoãn tiêm chủng... Tất cả những thắc mắc trên, đã được BS Khánh giải đáp cụ thể và thỏa đáng.
Thông qua buổi truyền thông, nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản cho quý phụ huynh về các vấn đề tiêm chủng cho trẻ, nâng cao nhận thức trong việc phòng tránh bệnh và tầm quan trọng của việc tiêm chủng vaccin phòng bệnh cho trẻ.
Thùy Dung – Phòng CTXH.