Theo BS Hạnh, làn da của trẻ rất non nớt do đó nếu không được vệ sinh tốt trẻ dễ bị lây nhiễm các bệnh ngoài da. Do đó, BS Hạnh đã chia sẽ với các bậc phụ huynh những bệnh về da thường gặp như: hạt kê, ham tã, bớt tím, chàm sữa, chốc, rôm sảy, mụn nhọt…..
Hạt kê
Bệnh về da đầu tiên được BS Thu Hạnh giới thiệu: Hạt kê. Đó là những hạt nhỏ màu trắng đục nhô lên trên da do sự ứ đọng của chất bã. Thường gặp trên các vùng da ở mũi, trán hoặc gò má. Hiện tượng này sẽ tự mất chỉ sau vài tuần. Vì thế, để tránh làm da bé ửng đỏ, mỗi khi tắm bố mẹ chỉ nên lau rửa nhẹ nhàng bằng khăn bông mềm, tránh kỳ mạnh làm trầy xướt da của bé.
Ham tã
Một trường hợp nhiễm trùng da thường gặp khác: Hăm tã. Nguyên nhân là do nước tiểu hoặc những chất bẩn tiếp xúc lâu với da em bé tại vùng quấn tã. Do môi trường ẩm ướt và vi khuẩn trú ngụ trong tã suốt nhiều giờ liền. Vì vậy, mẹ phải thường xuyên thay tã cho bé. Nên thay ngay khi tã ướt hoặc bẩn để tránh dẫn đến tình trạng da căng bóng và nổi mụn mủ. Nếu thấy bé có triệu chứng tấy đỏ, mẹ nên dùng những loại kem trị hăm được bác sĩ chỉ định. Để phòng ngừa: cần giữ trẻ luôn sạch sẽ, khô ráo, thay tã thường xuyên. Khi quấn tã, chú ý quấn tã lõng cho thoáng. Nếu hăm tã kéo dài trên 5 ngày; trẻ bị sốt; vùng hăm tã tẩy đỏ, nổi nhiều mụn mủ, có khuynh hướng lan rộng... thì cần phải đưa trẻ đến bác sỹ.
Bớt tím
Một số bé sau sinh trên vùng bẹn, mông hoặc bắp tay, cánh tay, chân có xuất hiện những vết bớt màu xanh hoặc tím - đây là kết quả của sự ứ đọng các tế bào melanocyte ở lớp biểu bì của da mà ra. Chỉ cần qua một thời gian, chúng sẽ tự lặn đi và không để lại dấu vết gì.
Chàm sữa
Bệnh về da thường thấy ở trẻ nhũ nhi: Chàm sữa. Biểu hiện là những mụn nước nhỏ li ti xuất hiện hai bên má rồi lan ra cằm, trán; sau xuất hiện những mụn nước. Chúng nhanh chóng vỡ ra và đỏ, rỉ dịch rồi khô, nứt nẻ, rịn nước, đóng mày tróc vảy và ngứa. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải đặc biệt lưu tâm chế độ ăn uống như hạn chế một số thực phẩm làm cho bệnh chàm của bé nặng hơn ( trứng, hải sản, bò,..), hạn chế dùng xà phòng, các chất tẩy rửa quá mạnh cho bé..
Rôm sảy
Bệnh rôm sảy rất thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là vào mùa hè, do cơ thể bé ra mồ hôi nhiều, vị trí thường bị rôm sảy là ở lưng, ngực, bắp tay, bắp chân,... Da bé nổi nhiều nốt đỏ nhỏ, cứng, sần sùi và gây cảm thấy ngứa ngáy. Để phòng ngừa rôm sảy, mẹ nên cho trẻ mặc những trang phục nhẹ, mỏng, hút mồ hôi tốt, lúc trời nóng; tránh ôm trẻ nhiều, nên để trẻ thoáng mát; tắm rửa trẻ thường xuyên; lau mặt bằng khăn lạnh; tránh làm trầy sướt các vết rôm sảy, vì dể dẫn đến nhiễm trùng da.
Chốc
Chốc là bệnh về da rất thường gặp ở trẻ. Nguyên nhân: do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu. Biểu hiện là những bóng nước, nhanh chóng hóa đục rồi vỡ ra, tạo thành loét mài màu mật ong. Chốc phải điều trị bằng kháng sinh. Bệnh có thể có biến chứng viêm cầu thận cấp. Cách phòng bệnh đơn giản nhất là giữ da trẻ sạch sẽ, tắm rữa thường xuyên, khuyến khích trẻ rửa tay thường xuyên. Theo lời khuyên của BS Hạnh: trẻ bị chốc, nên đi khám bác sĩ để điều trị thích hợp, không tự ý mua thuốc.
Mụn nhọt
Mụn nhọt cũng là một bệnh về da có nguyên nhân từ vi khuẩn tụ cầu. Biểu hiện ban đầu là đỏ sưng rồi nóng gây đau nhức, dần dần mềm vỡ ra chảy mủ và thành sẹo. Mụn nhọt có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể, đau nhức khiến trẻ quấy khóc, giảm mức độ ăn ngủ. Để tránh nổi mụn nhọt; nên hạn chế chotrẻ dùng các thức ăn ngọt, những đồ ăn có tính nóng và sinh nhiệt. Vào những ngày nắng nóng, tránh để trẻ chạy nhảy ngoài trời và phải ăn mặc thoáng mát. Nếu bị nhọt nên khám bác sĩ để điều trị thích hợp, tránh tự ý lễ nhọt hoặc tự bôi thuốc.
Bệnh cái ghẻ
Ghẻ cũng là một bệnh ngoài da có nguyên nhân từ vi khuẩn; do đó, bệnh có thể lây lan nhanh. Nếu thấy cơ thể trẻ xuất hiện những nốt mụn đỏ, ngứa; sau đó vỡ ra, rỉ nước trong một vài ngày và đóng vảy thì đó là ghẻ. Ghẻ thường mọc rải rác ở vùng da non (kẻ ngón, mặt trước cổ tay,quanh rốn, nếp dưới rốn, đầu vú, da đùi, bộ phận sinh dục...). Bệnh dễ lây, thường gây ngứa nhiều về đêm. Để phòng bệnh, các mẹ cần chú ý: vệ sinh cá nhân hằng ngày cho trẻ với xà phòng (lưu ý kẻ tay và các nếp); nếu có người trong nhà bị ngứa (nhiều về đêm), phải đi khám BS da liễu; tránh tiếp xúc với người bị ghẻ; nếu bản thân bị ghẻ, tránh tiếp xúc với người xung quanh để tránh lây lan cộng đồng.
Buổi truyền thông đã giúp cho các bậc phụ huynh có những kiến thức cơ bản về các bệnh ở da thường gặp ở trẻ em, từ đó biết cách phòng ngừa và chăm sóc da đúng cách để trẻ có một làn da khoẻ mạnh, mịn màng.
Thuỳ Dung – P.CTXH.