HỘI THẢO CHUYÊN ĐỀ THÁNG 09/2019 TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG ĐỒNG NAI

    Lúc 13 giờ 30 ngày 04/09/2019, tại Hội trường A Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai (BV NĐĐN), nhân buổi Hội thảo Chuyên đề tháng 9/2019 Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Chỉ đạo tuyến đã tổ chức “Tập huấn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em theo phác đồ Bộ Y tế” (Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22/08/2019). Hai Báo cáo viên: BS CKI Nguyễn Thanh Quyền – TK Bệnh nhiệt đới và ThS BS Nguyễn Trọng Nghĩa – TK HSTC CĐ.

Tham dự buổi Hội thảo có sự hiện diện của:
    TS BS Nguyễn Trọng Nơi - Phó Giám đốc BV NĐĐN
    BS CKI Nguyễn Thị Thúy Nga - Phó Giám đốc BV NĐĐN
    ThS BS Chu Văn Thiện – Trưởng phòng ĐT-NCKH-CĐT
Cùng các Bác sỹ, Dược sỹ, Cử nhân, ĐDT các khoa, phòng đang công tác tại BV NĐĐN.
    Mở đầu buổi hội thảo, BS Quyền đã có phần trình bày về các diễn biến lâm sàng, phân độ, chẩn đoán và điều trị Sốt xuất huyết Dengue; theo phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 3705/QĐ-BYT ngày 22/08/2019 của Bộ Y tế. Theo kinh nghiệm điều trị lâm sàng, BS Quyền chia sẻ: hiện nay có một số ca Sốt xuất huyết vào shock sớm vì vậy các BS cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo; và chỉ ra những khác biệt trong hướng dẫn điều trị năm 2011 so với năm 2019.

     Trong phần trình bày của mình, BS Nghĩa nhấn mạnh: hiện nay, tại BV NĐĐN phác đồ điều trị Sốt xuất huyết năm 2019 áp dụng đúng và chính xác theo phụ lục 3 của Quyết định số 3705/QĐ-BYT. Trong lưu đồ điều trị shock SXH có 4 điểm cần lưu ý: khi chuyển từ dung dịch điện giải sang CPT (đại phân tử) và ngược lại; dùng CPT thế nào cho đúng (theo phác đồ của BYT); khuyến cáo dùng lượng vừa đủ (do biến chứng xuất huyết và suy thận); truyền hồng cầu lắng, huyết tương tươi kết hợp dùng CPT (là điểm mới trong điều trị). Trong quá trình điều trị luôn kiểm tra: xuất huyết tiêu hóa, toan máu, đường máu, calci máu. Chia sẻ một số kinh nghiệm điều trị shock SXH Dengue nặng tại BV NĐĐN, BS Nghĩa lưu ý: nếu hiệu áp ≤ 10mmHg là tiên lượng xấu; dùng đại phân tử nếu bệnh nhân không đáp ứng bù dịch, trường hợp này sẽ đánh giá chức năng tim và đo cung lượng tim (hiện tại BV NĐĐN đã được trang bị tất cả thiết bị phục vụ kỹ thuật này). Truyền Albumin nếu dùng CPT không đáp ứng hoặc có thể dùng CPT kèm Albumin.

    Theo BS Nghĩa, xét nghiệm khí máu có thể lấy máu tĩnh mạch thay máu động mạch do trị số pH và HCO3- ở 2 vị trí lấy máu này như nhau. Trường hợp tiểu cầu < 5.000/mm3  có truyền tiểu cầu không? câu trả lời: tùy trường hợp và triệu chứng lâm sàng.           
     Và còn rất nhiều những chia sẻ hữu ích, thiết thực hỗ trợ chẩn đoán, điều trị trên lâm sàng khi đến tham dự buổi hội thảo này.

 

Thanh Thuận
T3G   P. CTXH

Đánh giá bài này
(2 bình chọn)
Xem 583 lần
Bệnh Viện Nhi Đồng Đồng Nai

Tập thể nhân viên Bệnh viện Nhi Đồng tỉnh Đồng Nai, với tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề, và chuyên môn cao sẵn sàng phục vụ các bệnh nhi.

Mọi thông tin xin liên hệ:
Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

LIÊN KẾT

     

      

benhvien8