ĐÀO TẠO LIÊN TỤC “PHÒNG NGỪA NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU” THEO ĐỀ ÁN BỆNH VIỆN VỆ TINH

Lúc 08 giờ 00 ngày 07/11/2019, tại Hội trường A Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai (BV NĐĐN), Phòng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học - Chỉ đạo tuyến đã tổ chức buổi đào tạo liên tục cho Mạng lưới Kiểm soát nhiễm khuẩn trong toàn viện. Đây là chương trình đào tạo theo Đề án Bệnh viện vệ tinh với Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM. Chương trình học gồm 2 chuyên đề: “Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại đơn vị ICU”, “Sự ảnh hưởng của hóa chất khử khuẩn trên dụng cụ, trang thiết bị và con người”.


Quang cảnh buổi đào tạo liên tục

“Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại đơn vị ICU” là chuyên đề do BSCKII Trần Anh trình bày. Chuyên đề với các nội dung: Hiểu biết về CLABSI và thực trạng trên toàn cầu - Nhận diện các biện pháp phòng ngừa CLABSI. Trong các CRBSI, thường gặp nhất là nhiễm khuẩn huyết liên quan đến đường truyền trung tâm (Central Line Associated Bloodstream Infections – CLABSI) tại các khoa ICU. CLABSI là “Ca nhiễm khuẩn huyết đã được phòng xét nghiệm khẳng định, xuất hiện sau khi đặt catheter trung tâm (CL) hoặc catheter rốn (UC) trên hai ngày lịch kể từ ngày sự kiện với ngày đặt là ngày 1 và CL /UC có hiện diện vào ngày sự kiện hoặc 1 ngày trước đó. Trong đó, nhiễm khuẩn huyết liên quan đến catheter trung tâm (CLABSI) là một loại nhiễm khuẩn nghiêm trọng xuất hiện khi tác nhân gây nhiễm (vi khuẩn hay vi rút) xâm nhập đường máu thông qua đường truyền trung tâm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đều có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sát khuẩn đúng cách, giám sát và quản lý tốt. Theo BS Anh, việc phòng ngừa CLABSI được coi như ưu tiên hàng đầu trong ngăn ngừa các bệnh nhiễm khuẩn liên quan chăm sóc y tế cũng như công tác cải tiến chất lượng và đảm bảo an toàn người bệnh. Thông qua chuyên đề, nhằm cập nhật một số thông tin nổi bật về phòng ngừa CRBSI nói chung và CLABSI nói riêng.


BSCKII Trần Anh – BV Nhi đồng 2, trình bày chuyên đề “Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại đơn vị ICU”

Chuyên đề: “Sự ảnh hưởng của hóa chất khử khuẩn trên dụng cụ, trang thiết bị và con người” do CNĐD Hoàng Thị Mỹ Hằng trình bày. Nội dung chuyên đề chủ yếu về phân loại và công dụng (chỉ định, hướng dẫn sử dụng) của sát khuẩn bề mặt như: Surfanios, Anios special DJPSF 2100022, Presept và khử khuẩn dụng cụ như: Anios’ clean excel D (Hesanios), Aniosyme Synergy 5, OPASTER’ANIOS (Cides OPA).

 CNĐD Hoàng Thị Mỹ Hằng – BV Nhi đồng 2, trình bày chuyên đề
“Sự ảnh hưởng của hóa chất khử khuẩn trên dụng cụ, trang thiết bị và con người”

CN Hằng đã chia sẻ những thông tin về các loại ảnh hưởng của hóa chất trên dụng cụ, trang thiết bị và con người; chi tiết trong hướng dẫn: loại ảnh hưởng, biểu hiện và hướng khắc phục tùy từng trường hợp cụ thể.


CNĐD Đồng Thị Lan – TK KSNK BV NĐĐN tham dự và phát biểu tại khóa đào tạo

Kết thúc khóa đào tạo là bài kiểm tra với 15 câu hỏi lượng giá, nhằm đánh giá hiệu quả và chất lượng của khóa học.

Thanh Thuận
T3G   P. CTXH

Chỉnh sửa lần cuối vào Tuesday, 12 November 2019 16:44
Đánh giá bài này
(1 Bình chọn)
Xem 998 lần
Bệnh Viện Nhi Đồng Đồng Nai

Tập thể nhân viên Bệnh viện Nhi Đồng tỉnh Đồng Nai, với tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề, và chuyên môn cao sẵn sàng phục vụ các bệnh nhi.

Mọi thông tin xin liên hệ:
Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

LIÊN KẾT

     

      

benhvien8